Tình trạng bạo lực học đường xuất phát từ nhiều yếu tố,ănchặnbạolựchọcđườngCầnsựquantâmcủagiađìsố miền trung thứ bảy hàng tuần trong đó có môi trường giáo dục tại nhà trường, gia đình và xã hội.
Khi xảy ra những vụ học sinh đánh nhau, dư luận thường đổ lỗi cho nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, xem nhẹ việc hình thành nhân cách, chỉ tập trung dạy chữ, chưa chú trọng dạy các em trở thành người lương thiện, đạo đức gương mẫu.
Về phía gia đình, trẻ có xu hướng bạo lực thường rơi vào hoàn cảnh khó khăn, éo le như: nhà nghèo, đông anh em, cha mẹ đã ly dị hoặc bận bịu mưu sinh hằng ngày. Trong khi đó, cũng có những bậc cha mẹ mải mê kinh doanh kiếm tiền, không quan tâm chuyện học hành, bỏ bê con cái.
Đối với yếu tố xã hội, thời nay trẻ bị tiêm nhiễm lối sống kiểu "xã hội đen". Trẻ học tập, bắt chước thói hung hăng bạo lực từ mạng xã hội, phim ảnh và trò chơi trực tuyến. Nghiêm trọng hơn có em xem một số "anh hùng mạng", "giang hồ mạng" là thần tượng, sẵn sàng hẹn nhau ra ngoài đường để giải quyết mâu thuẫn trên Facebook.
Suy cho cùng, gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Truyền thống của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành nhân cách trẻ một cách tích cực.
Cha mẹ có sống cuộc đời hạnh phúc thì đứa con trở thành học sinh ngoan, đạo đức tốt. Còn thanh thiếu niên hư hỏng thường do gia đình chưa quan tâm đúng mức, không kiểm soát được giờ chơi, giờ học của con cái, cha mẹ cho nhiều tiền mà không biết con tiêu vào khoản nào.
Vì vậy, mong rằng các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm đến con cái, dành thời gian gần gũi con mình để phát hiện diễn biến tâm lý khác thường của con mà kịp thời uốn nắn.
Đừng đợi đến khi con mình tham gia những vụ bạo lực thì lúc đó bậc cha mẹ có vò đầu bứt tai, than thân trách phận cũng đã quá muộn.
Một số vụ bạo lực học đường từ đầu năm học 2023-2024
- Ngày 20.10, một học sinh 17 tuổi dùng dao đâm hai học sinh khác khiến một em tử vong và một em bị thương nặng ở H.Bình Sơn, Quảng Ngãi.
- Ngày 18.10, trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn video quay lại cảnh nữ sinh bị một học sinh mặc đồng phục Trường THCS Trung Mỹ Tây 1 (H.Hóc Môn, TP.HCM) đánh, lột quần áo trong sự chứng kiến, ủng hộ của các học sinh khác mà không có sự ngăn cản.
- Ngày 11.10, một nữ sinh lớp 8 bị các bạn bắt quỳ giữa lớp học để mạt sát, đánh tới tấp, quay phim ở TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).
- Ngày 10.10, ở lại trường tập văn nghệ sau giờ học, một số học sinh Trường THPT Buôn Đôn (Đắk Lắk) bất ngờ bị nhóm bạn cùng trường và người ngoài xông vào đánh, khiến một học sinh bị thương ở đầu, phải nhập viện cấp cứu.
- Ngày 8.10, nữ sinh H.G.N (lớp 8, Trường THCS Điện Biên, tỉnh Thanh Hóa) bị đánh hội đồng. Sự việc được một người dùng điện thoại di động quay lại và đăng tải lên mạng xã hội.
- Ngày 7.10, một nữ sinh (lớp 8) đánh bạn trong lớp tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển (TT.Đầm Dơi, H.Đầm Dơi, Cà Mau) chỉ vì bạn "nhìn nhau không có thiện cảm". Ngày 2.10, trong giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 một trường THPT tại Đắk Lắk dùng guốc đánh bạn cùng lớp chảy máu, phải khâu 4 mũi.
- Ngày 22.9, một học sinh lớp 9 ở H.U Minh Thượng (Kiên Giang) bị nhóm 8 người chặn trước cổng trường và một người trong nhóm đánh em này vỡ lá lách.
- Ngày 20.9, nữ sinh đang học lớp 7, Trường THCS Võ Thị Sáu (P.Hải Tân, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã bị lớp trưởng đánh tại trường học.
- Ngày 18.9, một học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Huỳnh đã vào cổng Trường THPT Phan Ngọc Hiển (TP.Bạc Liêu), dùng nón bảo hiểm đánh học sinh lớp 11.
- Ngày 5.9, một nữ sinh Trường THPT Hướng Hóa (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) bị bốn bạn khác đánh bằng mũ bảo hiểm và kéo lê trên bậc thang.
Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?
Nhằm đi tìm nguyên nhân cốt lõi đồng thời có được những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, BáoThanh Niênmở diễn đàn "Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?". Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.
Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.